Dấu hỏi cho những hành tinh có thể trở thành “anh em” của Trái Đất

457

Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự tồn tại của những hành tinh có thể có sự sống. Bạn có mong muốn nếu xuất hiện những Trái Đất thứ hai không? Và liệu có thể có những người “anh em” của Trái Đất không? Cùng xem qua những hành tinh được xem là có dấu hiệu của sự sống trong bài viết sau đây.

Những hành tinh mang đến hi vọng của sự sống

Sao Kim

Sao Kim trong thiên văn học có tên là Tesserae. Đây là dạng địa hình lâu đời nhất trong hệ mặt trời. Các nhà thiên văn học dự báo có thể nó được hình thành như là một hành tinh có sự sống. Đó là một nghiên cứu thiên văn đã được công bố vào cuối năm 2020 vừa qua. Nghiên cứu thuộc một đại học ở Mỹ – Đại học Bang North Carolina.

Sao Kim
Sao Kim

Theo đó, sao Kim có thể được hình thành từ những trận núi lửa kinh thiên động đại. Đó cũng là lí do để sao Kim trở thành một bản sao của lớp vỏ Trái Đất. Cả hai giả thiết này đề xoay quanh kết luận rằng từng diễn ra hiện tượng kiến tạo mảng tại nơi này. Đây cũng chính là điều quan trọng nhất để tạo ra sự sống ở một hành tinh. Từ đó sẽ duy trì biến đổi môi trường ổn định.

Sao Kim còn gọi là sao Thái Bạch, hay Thái Bạch Kim tinh. Đây là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối. Nó có cấp sao biểu kiến bằng −4.6. Nó đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất. Nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°.

Các thiên thể có cấu trúc tương tự như Trái Đất

Một nhóm nghiên cứu khác từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) thì xác định được dấu vết của phosphine. Đây là thứ “khí ma trơi” phế thải từ sinh vật Trái đất, ngay trong bầu khí quyển Sao Kim. Nó cho thấy rất có thể có một dạng sống bé nhỏ đang ẩn nấp nơi đây.

Sao Hỏa

Vài cuối tháng 9-2020, radar MARSISS trên màu Mars Express của NASA đã phát hiện và xem xét các cụm hồ ngầm bên dưới bề mặt Sao Hỏa, và biết được rằng chúng y hệt các hồ ngầm dưới băng Nam Cực. Trong các hồ ngầm Nam Cực, người ta đã chứng minh được tồn tại những dạng sống “như ngoài hành tinh”, không cần ánh sáng và các điều kiện được cho là phù hợp để sống. Tiến sĩ Roberto Orosei từ NASA cho biết có thể các hồ ngầm của Sao Hỏa cũng đang đầy sinh vật.

Sao Hỏa
Sao Hỏa

Sao Diêm Vương

Tháng 10-2020, NASA tiếp tục công bố hình ảnh gây sốc về bản sao của dãy Alps của Trái đất, xuất hiện trên bề mặt Sao Diêm Vương. Núi của thiên thể từng là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời này cũng đầy tuyết như Trái đất, nhưng là tuyết mêtan.

Sự hiện diện của tuyết mêtan không kém phần thú vị bởi nó cũng dược coi là một “chữ ký hóa học” của sự sống, vì cũng là sản phẩm “phế thải” từ hoạt động sống. Trước đó, NASA cũng từng nghi ngờ Sao Diêm Vương chứa đại dương ngầm có hệ thống thủy nhiệt, chính là cấu trúc được cho là nuôi dưỡng sự sống Trái đất sơ khai.

Sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương

“Mẹ ma” của tiểu hành tinh mang hình dạng viên kim cương

Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của NASA đã chứng minh Bennu (còn gọi là Diamond B), tiểu hành tinh cổ đại hình kim cương, có hệ thống thủy nhiệt, là “cấu trúc sinh ra sự sống” giống Trái đất đã nêu trên.

Điều này cho thấy “cơ thể mẹ” của tiểu hành tinh này, có thể là một hành tinh, hành tinh lùn hay tiểu hành tinh lớn hơn, cũng sở hữu cấu trúc này. Vật liệu từ Bennu cho thấy nó còn “già” hơn Trái đất.

“Hành tinh ma” ở Trái Đất

Một “gia đình thiên thạch được tìm thấy rải rác khắp địa cầu đã được kết nối trong nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Được gọi chung là “sắt IIE”. Nhóm thiên thạch này xuất phát từ cơ thể mẹ là một hành tinh y hệt Trái đất. Nó có cấu trúc đá gồm lớp vỏ, lớp phủ và lõi kim loại nóng chảy.

“Hành tinh ma” ở Trái Đất

“Hành tinh ma” này già hơn Trái đất khoảng 1 tỉ tuổi. Nó có thể đã vỡ nát do va chạm liên hành tình. Hoặc bị tan chảy do dự phân rã của các nguyên tố phóng xạ khi Mặt Trời còn non trẻ. Các mảnh của chúng có thể đã tái hợp vào Trái đất, trong khi nhiều mảnh khác lang thang thành thiên thạch.

Xem thêm tin tức thú vị về Khoa học – Tự nhiên tại đây.

Trích dẫn từ vietnamnet.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *