Ghi nhớ những dấu hiệu đột quỵ hỏi thăm khi ngủ
Đột quỵ có lẽ là căn bệnh đáng sợ nhất với mọi người. Bởi vì bệnh có thể hỏi thăm bất kỳ ai kể cả người đang khỏe mạnh bình thường. Chúng ta đã nghe được biết bao nhiêu trường hợp người nổi tiếng ra đi bất ngờ cũng chỉ vì đột quỵ. Mà bạn có biết đột quỵ thường đến vào lúc nào không? Chính là lúc đêm khuya khi mà bạn đang ngủ say đấy. Thế nên cần nắm được các dấu hiệu khi mà đột quỵ ghé thăm. Từ đó mới có biện pháp xử lí kịp thời.
Một chút thông tin về đột quỵ
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đó là hiện tượng mạch máu não bị vỡ bất ngờ, hoặc bị tắc dẫn đến máu không thể truyền lên não. Não thiếu máu chỉ trong thời gian ngắn đã nguy hiểm đến tính mạng rồi. Thống kê từ Bộ Y tế cho biết có đến khoảng 60% trường hợp đột quỵ đi đến tử vong. Số còn lại đều phải sống với những biến chứng để đời như liệt nửa người. Để tránh những điều này, ta cần đề phòng hết sức bệnh đột quỵ. Nhất là những dấu hiệu tiên báo khi đang ngủ đêm.
Dấu hiệu đột quỵ hỏi thăm khi đang ngủ
Đau đầu
Vào ban đêm, các hoạt động của cơ thể bị giảm sút, độ nhớt của máu cao hơn, dễ hình thành huyết khối và gây tắc nghẽn mạch máu. Khi mạch máu não tắc nghẽn sẽ xuất hiện những cơn đau đầu dai dẳng, gây khó ngủ.
Tê mỏi tay chân
Thường xuyên bị tê tay chân khi ngủ, đặc biệt khi hiện tượng xuất hiện một bên cơ thể, bạn cần hết sức cảnh giác. Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng như đột ngột không cầm được đồ vật.
Chảy nước dãi
Thiếu máu não và thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến các vùng vỏ não, dẫn đến rối loạn chức năng dưới lưỡi, khiến người bệnh chảy nước miếng một bên, nhếch miệng, mắt xếch. Khi bị xơ cứng động mạch và thiếu máu não, thiếu oxy trầm trọng, người bệnh sẽ thường xuyên ngáp.
Bị lạnh tay chân
Bàn tay và bàn chân là phần cuối của các chi. Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, lượng máu cung cấp đến tay và chân sẽ ít hơn dẫn đến tình trạng tay chân lạnh. Bởi vậy, dù bạn có đắp chăn vào ban đêm cũng khó khiến tay chân ấm lên.
Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ?
Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần nhớ 4 nguyên tắc sau:
Ăn
– Ăn ít bánh kem và các loại thực phẩm chứa đường.
– Ăn ít đồ mặn như dưa muối và thịt chế biến sẵn.
– Ăn ít thịt mỡ, nội tạng động vật và các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao.
– Ăn Ít nhất 500g rau và 200g trái cây ít đường mỗi ngày, tăng cường ngũ cốc.
Uống
Khoảng 70% cơ thể con người là nước. Vì vậy, uống nước đúng cách có thể cải thiện các bệnh về mạch máu.
Kiểm soát
– Huyết áp: Gần một nửa số bệnh nhân nhồi máu não có các mức độ tăng huyết áp khác nhau. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người cao huyết áp nên theo dõi huyết áp, uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ.
– Thuốc lá và rượu: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu và khiến mạch máu co lại trầm trọng. Uống rượu bia kích thích thần kinh não, tăng gánh nặng cho tim, ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp và lipid máu, tăng tỷ lệ nhồi máu não.
– Cảm xúc: Khi con người trong tình trạng lo lắng, tức giận, buồn bã sẽ tăng tiết adrenaline làm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn nội tiết, dễ gây nhồi máu não. Bạn nên đi du lịch thường xuyên, tham gia các hoạt động xã hội, làm nhiều việc bạn thích và giao tiếp nhiều hơn.
Bổ sung
– Giấc ngủ: Thường xuyên thức khuya sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, kích thích thần kinh giao cảm. Vì vậy, bạn nên đi ngủ trước 23h, ngủ đủ 7-8 tiếng.
– Tập thể dục: Những người kiên trì tập thể dục hàng ngày có thể giảm nguy cơ nhồi máu não từ 20 đến 30%. Vận động thường xuyên thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm sự lắng đọng lipid trên thành mạch máu.
Trích dẫn từ vietnamnet.vn
Hồng Minh