Đi tìm hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời. Bạn sẽ ngạc nhiên với câu trả lời

1,800

Hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời có phải sao Thủy? Bạn sẽ ngạc nhiên với câu trả lời. Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi hành tinh nóng nhất hệ mặt trời

Hành tinh nào bé nhất trong Hệ Mặt trời?

a. Sao Thủy

b. Sao Thổ

c. Sao Thiên Vương

Sao Thủy là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời, đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

Câu nào sau đây không mô tả đúng về sao Thủy?

a. Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình cao nhất trong Hệ Mặt trời

b. Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên nào

c. Sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa

Sao Thủy mất bao nhiêu ngày (tính theo ngày Trái đất) để hoàn thành chu kỳ quỹ đạo?

a. 68 ngày

b. 78 ngày

c. 88 ngày

Bao nhiêu tàu không gian từng tiếp cận sao Thủy?

a. 2

b. 1

c. 0

Đáp án hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời

Câu 1:

a – Sao Thủy. Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất. Và bé nhất trong Hệ Mặt trời. Theo các dữ liệu hình ảnh thu được từ tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đường kính của sao Thủy đã thu hẹp hơn 13 km trong 4 tỷ năm qua. Đến nay, đường kính của hành tinh này còn khoảng 4.800 km, bằng 38% đường kính Trái đất. Thậm chí, sao Thủy còn nhỏ hơn Ganymede – vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và Titan – vệ tinh lớn nhất của sao Thổ.

Câu 2: Hành tinh nóng nhất không phải sao Thủy

b – Sai. Gần Mặt trời nhất, sao Thủy là hành tinh nóng thứ hai trong Thái Dương hệ. Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc với Mặt trời của sao Thủy lên đến 427 độ C. Trong khi phía bên kia có thể thấp đến -173 độ C. Trong khi đó, sao Kim (hành tinh thứ hai từ Mặt trời trở ra) có nhiệt độ trung bình là 462 độ C. Đây mới là hành tinh nóng nhất Hệ Mặt trời. Và giữ kỷ lục thời tiết khắc nghiệt nhất vũ trụ.

Câu 3:

a – Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình thấp hơn Trái đất. Sao Thủy là hành tinh có khối lượng riêng trung bình lớn thứ hai trong Hệ Mặt trời (5,427 g/cm3). Sau Trái đất (5,515 g/cm3). Dù kích thước của nó rất bé. Lý do là lõi của sao Thủy chiếm khoảng 42% thể tích của nó. Và chứa nhiều sắt hơn các hành tinh còn lại.

Sao Thủy và sao Kim là hai hành tinh trong Hệ Mặt trời không có vệ tinh tự nhiên. Hay còn gọi là mặt trăng. Chỉ vật thể tự nhiên quay quanh một hành tinh hoặc tiểu hành tinh. Với bầu khí quyển vô cùng mong manh. Sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa.

Câu 4:

c – 88 ngày. Sao Thủy chỉ mất 88 ngày để hoàn thành chu kỳ quỹ đạo. Thời gian mà một hành tinh hay vệ tinh quay trở lại một vị trí cố định trong không gian. Nhanh hơn hẳn các hành tinh khác. Tốc độ chuyển động này khiến sao Thủy được đặt tên theo thần Mercury trong thần thoại La Mã. Tương đương với thần Hermes – vị thần liên lạc và đưa tin trong thần thoại Hy Lạp.

Câu 5: Sự thật về sao Thủy

a – 2. Do chỉ cách Mặt trời khoảng 58 triệu km. Sao Thủy rất khó tiếp cận. Trong năm 1974 và 1975, NASA cho tàu Mariner 10 viếng thăm sao Thủy ba lần. Và lập được bản đồ của chưa đến một nửa bề mặt hành tinh này.

Vào ngày 3/8/2004, tàu thăm dò Messenger được phóng lên vũ trụ. Và đi vào quỹ đạo sao Thủy ngày 17/3/2011. Nó thực hiện nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu thông tin. Như lịch sử, địa chất của hành tinh bé nhất Hệ Mặt trời. Messenger kết thúc sứ mệnh bằng cách đâm vào sao Thủy lúc 15h30 ngày 30/4/2015.

Sau hơn 4 năm hoạt động, Messenger cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị và hơn 100.000 bức ảnh về sao Thủy. Một trong những phát hiện lớn nhất là khối băng khổng lồ vùng cực bắc. Nơi không bị Mặt trời chiếu sáng.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức thiên văn bổ ích về hệ mặt trời.

Theo VNE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *