Hiểu rõ hơn về hiện tượng nguyệt thực với những thông tin dưới đây

521

Hiện tượng nguyệt thực là một trong số những điều rất hấp dẫn trong thiên văn học. Nhưng có những điều có thể bạn còn chưa biết về hiện tượng này. Và những thông tin dưới đây sẽ giải thích rõ hơn với bạn.

Thế nào là hiện tượng nguyệt thực?

Chúng ta cần phải hiểu là không tự nhiên mà Mặt Trăng phát sáng. Và căn bản là Mặt Trăng không thể tự chiếu sáng mình. Những gì chúng ta nhìn thấy là do ánh sáng Mặt Trời mang đến.

Có những thời điểm Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng với nhau. Lúc này, những tia sáng mà Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng sẽ bị ngăn chặn lại bởi Trái Đất. Nghĩa là nó sẽ làm cho Mặt Trăng không còn nhận được ánh sáng nữa. Từ đây giống như hiện tượng chiếu bóng mà bạn thường thấy. Từ đó dẫn đến hiện tượng nguyệt thực.

hiện tượng nguyệt thực
Hiện tượng nguyệt thực

Nhưng Trái Đất không thể che chắn hết và lâu dài ánh sáng từ Mặt Trời. Thế nên ta chỉ có thể nhìn thấy nguyệt thực khi mà Mặt Trăng di chuyển vào các điểm chiếu bóng mà Trái Đất tạo ra. Điều này cũng có nghĩa rằng hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể diễn ra vào lúc trăng tròn. Cùng với điều kiện là Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất.

Nguyệt thực có những loại nào?

Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn.

Nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực toàn phần

Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu tới Mặt Trăng, các tia sáng bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam này, khi quan sát từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ tối. Hiện tượng này được gọi là trăng máu.

Nguyệt thực một phần

Hiện tượng thiên văn này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng bị khuyết đi một phần do chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất.

Nguyệt thực bán phần
Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực nửa tối

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối (Penumbra) của Trái Đất nên độ sáng của hành tinh này chỉ giảm đi một chút. Nguyệt thực bán phần rất khó quan sát được bằng mắt thường.

Có thể quan sát nguyệt thực không?

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Xem thêm tin tức thú vị về Khoa học – Tự nhiên tại đây.

Trích dẫn từ quantrimang.com

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *