Làm thế nào khi bé nhà bạn bị ngộ độc thực phẩm?

495
Bé bị ngộ độc thực phẩm

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Bởi hệ tiêu hóa của các bé còn rất yếu. Đồng thời, hệ miễn dịch lẫn sức đề kháng của bé cũng chưa ổn định. Thế nên chỉ cần vài tác nhân lạ cũng có thể làm bé phản ứng lại. Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra hàng loạt biến chứng. Đó có thể là co giật, sốc phản vệ, trào dịch dạ dày,… Vậy nếu bé bị ngộ độc thực phẩm nhưng nhà bạn ở quá xa cơ sở y tế thì phải làm sao? Tất nhiên là bạn cần phải sơ cứu cho bé. Cũng như chăm sóc bé đúng cách trước khi đưa đến bệnh viện. Nhưng thế nào mới là đúng?

Làm gì khi phát hiện bé bị ngộ độc thực phẩm?

Đại diện khoa Nội của bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM – bác sĩ Nguyễn Đình Quy đã có những chia sẻ về vấn đề này. Theo đó, có một số cách xử lí sơ cứu khi phát hiện bé bị ngộ độc thực phẩm. Tron đó quan trọng là làm sao để bé nôn hết phần thức ăn gây bệnh đó ra. Và tích cực bổ sung nước uống cho bé vì bé có thể bị mất nhiều nước. Để kích nôn, người lớn có thể ngoáy họng cho bé, vỗ lưng bé,…

Vỗ nhẹ vào lưng bé
Vỗ nhẹ vào lưng bé

Lưu ý cần đặt trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng khi nôn. Lấy khăn lau sạch miệng cho trẻ trong và sau khi nôn.

Ăn uống thế nào khi bệnh?

Bổ sung orezol để bù lượng nước đã mất khi tiêu chảy. Khi trẻ khát nước không nên cho uống nước lọc hoặc nước có ga. Chỉ nên cho bé uống resol, vừa bù lượng nước đã mất, vừa cung cấp chất điện giải cho cơ thể.

Ăn các món cháo loãng nấu với thịt hoặc khoai tây, các loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp bé đi ngoài phân đặc hơn, cải thiện tình trạng mất nước. Bé không muốn ăn cũng không cần quá lo lắng, vì khi bị ngộ độc thực phẩm, bù nước là quan trọng nhất còn ăn uống là thứ yếu.

Nên ăn cháo loãng
Nên ăn cháo loãng

Bác sĩ Qui khuyến cáo tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay; chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn ra hết là khỏi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo bác sĩ Qui, Tết là thời điểm các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn trà trộn vào hàng chất lượng, phụ huynh cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, chế biến để phòng chống ngộ độc. Trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc khi ăn.

Cho bé uống nhiều nước nếu bị tiêu chảy
Cho bé uống nhiều nước nếu bị tiêu chảy

Ngừa ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch ngày lễ Tết

Ngộ độc thức ăn khi đi du lịch là một điều rất thường gặp, là một nỗi ám ảnh, mất hứng thú cho cuộc vui nếu bạn là người có đường ruột non yếu. Nguyên nhân là do những vùng đất mới, nguồn nước và nguồn thực phẩm có chứa những chủng vi khuẩn quen thuộc với người dân tại chỗ nhưng là hoàn toàn xa lạ với bạn.

Rửa sạch tay trước khi ăn để phòng ngộ độc thực phẩm
Rửa sạch tay trước khi ăn để phòng ngộ độc thực phẩm

Chính vì vậy, cần cẩn thận và nên chuẩn bị cho mình một số mẹo sau đây để tránh ngộ độc thực phẩm cho dù bạn ở đâu trên thế giới:

  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi vệ sinh, tiếp xúc bề mặt công cộng hay bất kỳ lúc nào bạn nghi ngờ có thể nhiễm bẩn.
  • Luôn ăn thực phẩm nấu chín. Nhiệt là một yếu tố đảm bảo giết chết vi trùng.
  • Ăn thực phẩm đóng gói hoặc thực phẩm khô. Độ ẩm làm cho vi trùng hạn chế phát triển nên giảm nguy cơ bị ngộ độc hơn là các thực phẩm tươi sống.
  • Dùng đồ uống đóng chai, đóng hộp hoặc nấu chín như nước trà, cà phê.
  • Hạn chế dùng các món đặc sản địa phương, thịt động vật hoang dã.

Trích dẫn từ vnexpress.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *