Làm thế nào khi đang ở một mình mà bị hạ huyết áp?

539
Hạ huyết áp

Rất nhiều người hiện nay thường xuyên gặp phải tình trạng hạ huyết áp. Hiểu một cách đơn giản thì huyết áp là một lực để máu được tuần hoàn từ tim đến các bộ phận cơ thể và trở ngược lại về tim. Hạ huyết áp là lúc áp lực máu, tốc độ máu tuần hoàn hạ xuống. Từ đó có thể làm việc tuần hoàn máu không được thuận lợi. Có thể gây nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch biến chứng tai biến mạch máu não,… Thông thường, người đang trong trạng thái sức khỏe yếu thì dễ bị hạ huyết áp. Ví dụ như người bị sốt cao, co giật, nôn khan, tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm,.. Vì bệnh rất phổ biến nên chúng ta cần biết được cách xử lí. Nhất là khi bị hạ huyết áp nhưng chỉ có một mình.

Vì sao cần xử lí nhanh các trường hợp hạ huyết áp?

Khoa tim mạch của bệnh viện quận Thủ Đức đã chia sẻ về thông tin này. Ông cho biết hạ huyết áp nếu ở mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng lên tim, não. Thậm chí có thể làm nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Thế nên phải cần có biện pháp kịp thời. Và chúng ta hoàn toàn có thể tự cấp cứu cho mình khi bị hạ huyết áp. Nhưng đối với những trường hợp nặng hơn, tốt nhất là sơ cứu tạm thời rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Hạ huyết áp tương đối nguy hiểm
Hạ huyết áp tương đối nguy hiểm

Cách xử lí khi bị hạ huyết áp mà đang ở một mình

Từ từ ngồi hay nằm xuống một nơi bằng phẳng, tốt nhất là nằm lên ghế dài hoặc giường và nâng hai chân lên cao. Sau đó uống một cốc nước có vị ngọt hoặc mặn. Trường hợp không có thì uống hai cốc nước đầy. Người bệnh nên dùng tay day hai bên huyệt thái dương cho tới khi cơ thể hồi phục trở lại.

Mặc dù đã cảm thấy đã bình thường, muốn đứng lên người bệnh phải thực hiện chậm rãi, tránh thao tác nhanh khiến huyết áp chưa thực sự ổn định bị tụt trở lại.

Trường hợp người bệnh kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ăn kém, lú lẫn, hoặc không cảm thấy khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi… cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu người bị tụt huyết áp thường phải làm việc trên cao, hoặc là lái xe, phi công,… cần đến bệnh viện tầm soát kỹ hơn nguyên nhân.

Nằm nghỉ ngơi, không nên đứng dậy vội khi bị hạ huyết áp
Nằm nghỉ ngơi, không nên đứng dậy vội khi bị hạ huyết áp

Hiểu rõ hơn về bệnh qua lời giải thích của bác sĩ

“Tụt huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch đột ngột giảm xuống mức thấp so với mức bình thường. Từ đó khiến các cơ quan, đặc biệt là não, bị thiếu máu. Căn bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây chấn thương té ngã. Và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện bất chợt. Thường gặp nhất khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên ngồi xuống. Cũng có thể xảy ra khi trời quá nóng hoặc làm việc nặng, đổ mồ hôi,…” – bác sĩ Quyền cho hay.

Dấu hiệu đặc trưng của tụt huyết áp gồm chóng mặt, đầu óc quay cuồng, thị lực giảm, da tái nhợt, buồn nôn, khát nước, tim đập nhanh, lạnh tay chân, nặng hơn là ngất xỉu.

Thường xuyên tập luyện thể thao
Thường xuyên tập luyện thể thao

Chế độ sinh hoạt phòng bệnh

  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (7-8h/ngày).
  • Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.
  • Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.
  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn Nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh. Tuy nhiên không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.

Trích dẫn từ vnexpress.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *