Mâm lễ cúng vía ông Thần Tài cầu cho ngôi nhà êm ấm như thế nào?
Dân gian ta hay nói “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Câu nói này như nhắc nhở chúng ta luôn nhớ đến những sự linh thiêng. Đặc biệt hơn nữa dân tộc ta cũng đang bắt đầu chuẩn bị cho một năm mới đầy sung túc. Ai ai cũng mong gia đình mình sẽ được êm ấm, được hạnh phúc, được mạnh khỏe. Một trong những tính ngưỡng được người dân ta thờ cúng chính là các dịp cúng Thần Tài. Người ta hay nói thần tài chính là biểu tượng, cầu cho sự đủ đầy, sự tài lộc trong gia đình. Vậy những ngày vía thần tài chúng ta cần chuẩn bị và cúng như thế nào? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.
Cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng
Những gia đình buôn bán đều có một bàn thờ Thần Tài rất trang trọng. Bàn thờ Thần Tài được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường và gần cửa ra vào. Theo dân gian quan niệm rằng, việc đặt bàn thờ cúng Thần Tài ở vị trí này để nghênh tiếp tài lộc và phù hộ cho gia đình mình được “thuận buồm xuôi gió” trong công việc.
Chuẩn bị lễ vật
Theo phong tục truyền thống thì những lễ vật cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm có:
Nến (đèn cầy).
Hương thắp (nhang).
3 cốc nước.
3 cốc rượu.
Gạo (phải là gạo tẻ).
Tiền vàng mã.
Muối hạt sạch.
Thuốc lá.
Bộ tam sên: gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…).
Tiền lẻ.
1 đĩa bánh kẹo (1 đĩa).
Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
Xôi đậu xanh.
Sắm lễ cúng Thần Tài cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người).
Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài
Ở giữa Thần Tài – Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Gạo, muối, nước là 3 thực phẩm thiết yếu của con người, đặt lên bàn thờ.
Khi đặt vị trí hoa và quả, gia chủ nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.
Lưu ý khi cúng
– Đồ cúng bằng muối và gạo thì bạn phải giữ lại trong nhà cho có lộc.
– Rượu và nước khi đã cúng sau thì bạn phải đem tưới xung quanh nhà.
– Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại 1 nửa để ăn, còn 1 nửa đem đi phát lộc.
– Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.
Đối với cúng Thần Tài mỗi ngày trong gia đình
Lễ vật cúng Thần Tài vào mỗi ngày rất đơn giản bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày, hoa tươi thì có thể 1 tuần thay 1 lần. Có thể thắp thêm kẹo bánh hoặc hoa quả, thực hiện đều đặn vào mỗi sáng mai khi bạn mở cửa hàng và thắp nhang cho bài vị Thần Tài.
Lau sạch sẽ bàn thờ hoặc có thể tắm cho Thần Tài để cho mát mẻ và tăng thêm linh thiêng sẽ giúp bạn may mắn hơn. Cũng theo kinh nghiệm của những người buôn bán, làm ăn kinh doanh thì mỗi khi có việc gì đó thì họ thường thắp hương cầu xin Thần Tài những gì mình sắp làm đến để được suôn sẻ, may mắn hơn.
Như các bạn đã biết đối với sự tâm linh thì việc thờ cúng rất quan trọng. Dân tộc ta từ xưa cũng đã có tinh thần yêu nguồn cội. Qua bài viết này các bạn hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ các lễ vật cũng như khi cúng sẽ như thế nào nhé. Đón một năm mới thờ cúng Thần Tài với mong muốn cầu cho gia đình bình an, nhà cửa được sung túc nhé.
Xem thêm: bí quyết chăm sóc ngôi nhà
Nguồn: dienmayxanh.com