Ngày 30/6 hàng năm, một phút sẽ có 61 giây. Tại sao lại như vậy?
Một phút sẽ có 61 giây. Đây sẽ là quy luật hàng năm. Phát hiện nay ảnh hưởng lớn đến giới khoa học. Cùng khám phá điều thú vị này.
Một phút sẽ có 61 giây: Quy luật hàng năm
Cơ quan Giám sát chuyển động xoay của Trái Đất và Tổ chức chịu trách nhiệm duy trì giờ toàn cầu (IERS) tuần qua thông báo về quyết định thời điểm bổ sung giây nhuận vào ngày 30/6. Theo đó, tất cả các đồng hồ trên thế giới sẽ được chèn thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày này.
Mọi người cũng không mấy khi xem xét đến vài phút. Cho đến khi những chiếc đồng hồ cơ đầu tiên hiển thị phút xuất hiện gần cuối thế kỷ 16. Thậm chí ngày nay, nhiều đồng hồ và đồng hồ đeo tay chỉ hiển thị phút. Chứ không hiển thị giây.
Nhờ các nền văn minh cổ đại đã xác định. Và giữ gìn các quy tắc phân chia thời gian. Xã hội hiện đại mới có những quy luật 1 ngày có 24 giờ. 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây. Tuy nhiên, những tiến bộ trong khoa học đã thay đổi cách xác định các đơn vị này.
Đơn vị giây bắt nguồn từ cách chia các sự kiện thiên văn thành những phần nhỏ hơn. Điều này đã thay đổi vào năm 1967, khi giây được xác định lại là bằng 9.192.631.770 lần chu kỳ chuyển hóa năng lượng của nguyên tử cesium. Sự tái cấu trúc này mở ra kỷ nguyên của đo lường thời gian nguyên tử (atomic timekeeping) và Giờ phối hợp quốc tế – Coordinated Universal Time (UTC).
Tại sao lại như vậy?
Thật thú vị, để giữ thời gian nguyên tử phù hợp với thời gian thiên văn, thỉnh thoảng phải có giây nhuận thêm vào UTC. Như vậy, không phải tất cả các phút đều có 60 giây. Một vài phút hiếm hoi (khoảng 8 phút mỗi thập kỷ) thực sự có 61 giây.
Việc bổ sung thêm một giây sẽ bù vào điểm chệch so với giờ Mặt trời, nghĩa là thời gian đòi hỏi để Trái đất hoàn tất một ngày. Hành tinh của chúng ta mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ. Tuy nhiên, nó bị lắc lư trên trục và bị ảnh hưởng bởi sức hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều, tất cả những yếu tố này kìm giữ vòng quay bằng một giây.
Kết quả là, Trái đất bị trệch bước so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) vốn dùng nhịp đập của nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây.
Tuỳ theo tốc độ quay của Trái đất, mỗi năm có thể có hai dịp để điều chỉnh giây nhuận vào ngày 30/6 và 31/12, theo Zing news.
Việc bổ sung giây phụ diễn ra lần đầu tiên vào năm 1972, khi Internet chưa ra đời. Những lần điều chỉnh gần đây nhất là 31/12/1998, 31/12/2005, 31/12/2008, 30/6/2012, 30/6/2015. Đây sẽ là lần thứ 26 loài người tăng thêm một giây cho các đồng hồ.
Ý nghĩa của phát hiện một phút sẽ có 61 giây
Theo Trí thức trẻ, với khoảng 7,25 tỷ người trên hành tinh. Sự kiện một phút không chỉ có 60 giây mà kéo dài tới 61 giây này không có gì đáng kể. Nhưng với giới khoa học, hiện tượng này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Kể từ năm 1971 đến nay đã có 25 lần bổ sung thời gian. Lần gần đây nhất được thực hiện vào ngày 30 tháng 6 năm 2012. Trong suốt 15 năm qua, các chuyên gia vẫn tranh cãi với nhau về việc có nên hay không sử dụng thời gian nguyên tử. Bởi có tính ổn định hơn nhiều so với giờ thiên văn.
Vấn đề đồng bộ hóa giữa các máy tính vào ngày 30/6/2012 cũng đã gây rối cho nhiều máy chủ Internet. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tiếp tục đồng bộ thời gian. Sự liên kết giữa khái niệm ngày đêm và sự quay của Trái đất có thể bị gián đoạn mãi mãi. Và trên quy mô hàng chục ngàn năm. Rất có thể, chúng ta sẽ có bữa sáng vào lúc 2 giờ sáng.
Như vậy, không hẳn là 1 phút chỉ có 60 giây. Vẫn có những ngoại lệ. Chẳng qua giây thứ 61 của 1 phút không đáng kể đối với cuộc sống của chúng ta mà thôi.
Theo Quantrimang