Những phát hiện thú vị về ngôi sao mới trong hệ mặt trời

444

Ngôi sao mới trong hệ mặt trời có số hiệu KIC 8462852. Đây là ngôi sao khiến các nhà thiên văn học bối rối kể từ khi xuất hiện.

Ngôi sao mới trong hệ mặt trời liên tục thay đổi

Những phát hiện thú vị về ngôi sao mới trong hệ mặt trời

Nằm cách Trái Đất hơn 1.000 năm ánh sáng, KIC 8462852 là một trong số những ngôi sao luôn làm các nhà thiên văn học bối rối kể từ khi nó được quan sát lần đầu qua dữ liệu của sứ mệnh Kepler. Lớn hơn 50% và nóng hơn 1.000 độ so với Mặt Trời, KIC 8462852 còn được gọi là sao Tabby. Vốn được đặt theo tên của Tabetha Boyajian, trợ lý giáo sư tại Khoa Vật lý và Thiên văn thuộc Đại học bang Louisiana.

Vì một lý do nào đó, độ sáng của KIC 8462852 liên tục thay đổi một cách bất thường. Và không thể đoán trước. Chẳng hạn, ánh sáng phát ra từ KIC 8462852 thường đột ngột mờ đi trong vài ngày. Hoặc một tuần. Cá biệt, có thời điểm mức độ ánh sáng phát ra từ sao KIC 8462852 có lúc giảm đi tới 15-22%.

Được xếp vào sao loại F (tương đối nóng), KIC 8462852 lẽ ra phải duy trì độ sáng liên tục. Sự biến đổi lúc ngắn lúc dài trong độ sáng của nó được cho là vô lý. Đáng chú ý, trong số 150.000 ngôi sao kính thiên văn Kepler quan sát được, chỉ có ở KIC 8462852 xảy ra hiện tượng kỳ lạ này.

Xem thêm: Bí ẩn hành tinh lạnh nhất hệ mặt Trời, nhiệt độ thấp nhất -224 độ C

Những lý giải về ngôi sao mới trong hệ mặt trời

Điều này khiến các các nhà khoa học đưa ra một cách lý giải hợp lý nhất: Một thứ gì đó đã che khuất ngôi sao này. Theo đó, một số nhà khoa học cho rằng ngôi sao KIC 8462852 đã bị một lượng lớn sao chổi vây kín xung quanh. Chính phần đuôi của những sao chổi này đã tạo ra một lượng bụi khổng lồ. Làm mờ đi một phần lớn ánh sáng của KIC 8462852. Một số khác lại cho rằng người ngoài hành tinh đã xây dựng một cấu trúc khổng lồ bao quanh KIC 8462852. Để khai thác năng lượng của ngôi sao này.

Tuy nhiên, một phát hiện mới đây được cho là có thể giải đáp được bí ẩn đang diễn ra của KIC 8462852. Theo đó KIC 8462852 dường như có một ngôi sao đồng hành. Vốn có thể góp phần làm giảm độ sáng bất thường của nó.

Được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học thuộc Đại học Arizona. Ngôi sao đồng hành này được đặt tên là KIC 8462852 B. Nó là là một ngôi sao lùn đỏ và có khối lượng bằng 0,44 lần và kích thước bằng 0,45 lần Mặt trời. Trong hệ sao đôi, hai ngôi sao này cách xa nhau 880 AU. Tức là 880 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời.

Những lý giải về ngôi sao mới trong hệ mặt trời

Có sự tác động của người ngoài hành tinh?

Một số giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh đã xây dựng một cấu trúc khổng lồ bao quanh KIC 8462852 để khai thác năng lượng của ngôi sao này.

Theo các nhà nghiên cứu, với quỹ đạo rộng như vậy, KIC 8462852 B khó có thể có bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến độ sáng của KIC 8462852. Nhưng nó vẫn có thể đóng một vai trò trong các biến động bí ẩn của ngôi sao lớn hơn. Chẳng hạn, sự xuất hiện của 2 ngôi sao ở gần nhau. Có thể khiến quỹ đạo của các hành tinh bị gián đoạn. Thậm chí, tương tác hấp dẫn của 2 ngôi sao có thể kéo căng. Và xé toạc các hành tinh. Dẫn đến sự xuất hiện của các vành đai thiên thạch.

Mặc dù vậy, kịch bản nói trên vẫn chưa nhận được sự đồng tình của một số nhà khoa học. Ở khoảng cách rộng như vậy, hai ngôi sao sẽ có quỹ đạo cực kỳ dài. Và những quan sát được thực hiện không đủ để mô tả quỹ đạo này. KIC 8462852 B có thể là một ngôi sao bị đẩy ra khỏi hệ sao. Hoặc hai ngôi sao có thể là thành viên của một nhóm sao cùng di chuyển.

Tuy nhiên, các các phép đo trong tương lai của cặp sao này sẽ cần thiết để hiểu rõ hơn về mối quan hệ của chúng. Điều này có thể giúp xác nhận hoặc loại trừ vai trò của KIC 8462852 B đối với độ sáng thất thường của KIC 8462852

Theo Pháp luật và bạn đọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *