Nửa đầu năm 2021 sẽ chào đón những hiện tượng thiên văn thú vị nào?

492

Mỗi năm chúng ta đều được chào đón những hiện tượng thiên văn rất thú vị. Nào là nhật thực toàn phần, mưa sao băng, hay nhật thực khuyết,… Vậy bạn đã ghi chú lại những hiện tượng thiên văn vào nửa đầu năm 2021 chưa? Bật mí là nửa tháng hai này sẽ là lần đầu tiên sao Mộc và sao Kim trùng tụ vào nhau.

Những hiện tượng thiên văn đáng mong chờ nhất nửa đầu năm 2021

Lần đầu tiên sao Mộc và sao Kim trùng tụ nhau

Hiện tượng này được dự báo sẽ diễn ra vào sáng ngày 11/2/2021. Theo đó, sao Mộc và sao Kim sẽ có cơ hợi “gần sát bên nhau”. Dự kiến, thời điểm diễn ra hiện tượng thiên văn này là vào buổi sớm bình minh. Nếu quan sát bằng mắt thường, hai hành tinh sáng nhất dải ngân hà này sẽ thu nhỏ lại thành hai điểm sáng trên bầu trời. Khi quan sát bằng kính viễn vọng, tất nhiên người ta có thể nhìn thấy rõ hơn. Thậm chí nếu may mắn còn có thể quan sát được sao Thổ.

Hiện tượng thiên văn: sao Mộc và sao Kim trùng tụ
Lần đầu tiên sao Mộc và sao Kim trùng tụ nhau

Nếu muốn quan sát hiện tượng thiên văn này, bạn cần thức dậy trước 30 phút so với mặt trời mọc. Cả sao Kim và sao Mộc đều sẽ nằm ở lân cận mặt trời. Thế nên hiện tượng này chỉ có thể được quan sát trong thời điểm bình minh sớm. Đến khi mặt trời chiếu những tia nắng, hiện tượng cũng sẽ biến mất.

4 hành tinh hội tụ vào ngày 9 và 10/3

Một hiện tượng thú vị sẽ xuất hiện khi có 4 hành tinh cùng tụ lại trên bầu trời. Sao Thủy, sao Mộc và sao Thổ sẽ gần như nằm thẳng hàng, trong khi Mặt trăng lưỡi liềm sẽ nằm cạnh bộ ba này.

Hiện tượng thiên văn: 4 hành tinh hội tụ vào ngày 9 và 10/3
4 hành tinh hội tụ vào ngày 9 và 10/3

Sao Thủy, sao Thổ và sao Mộc gần như sẽ thẳng hàng

Mỗi hành tinh sẽ xuất hiện dưới dạng một chấm sáng trên trời, sáng nhất là sao Mộc. Tất cả đều có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Bởi vị trí tương đối của Trái đất so với sao Thủy và Mặt trời, chỉ có một phần của sao Thủy phát sáng. Vì thế, sao Thủy sẽ trông như một Mặt trăng khuyết thu nhỏ khi nhìn qua kính thiên văn.

 “Trăng máu” – Nguyệt thực toàn phần vào ngày 26/5

Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng “Mặt trăng máu” bởi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng; bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng.

Ánh sáng Mặt trời khi chiếu qua khí quyển của Trái đất, bị khúc xạ và để lại ánh sáng màu đỏ lên bề mặt Mặt trăng. Kết quả, Mặt trăng sẽ chuyển từ màu xám sẫm sang màu cam đỏ. Hiện tượng này được gọi là “Trăng máu”.

Nguyệt thực toàn phần vào ngày 26/5
Nguyệt thực toàn phần vào ngày 26/5

Lần nguyệt thực toàn phần này trùng hợp với lúc Mặt trăng ở gần Trái đất nhất, gọi là hiện tượng “siêu trăng”. Vì thế, lúc này Mặt trăng sẽ to và sáng hơn thông thường. Hiện tượng nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 1h44 sáng theo giờ Thái Bình Dương. Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu lúc 3h11 sáng và kết thúc lúc 3h25 sáng.

Nhật thực “vòng lửa” vào ngày 10/6

Các quốc gia ở phía Bắc từ Canada tới Nga sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên vào ngày 10/6. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm thẳng hàng, nhưng ở một khoảng cách khiến Mặt trăng không đủ to để che khuất Mặt trời, để lại một vòng ánh sáng xung quanh Mặt trăng tối.

Nhật thực “vòng lửa” vào ngày 10/6
Nhật thực “vòng lửa” vào ngày 10/6

Phần lớn các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ có thể quan sát hiện tượng nhật thực một phần khi Mặt trăng chỉ che khuất một phần của Mặt trời. Nếu xem nguyệt thực hình khuyên hoặc nguyệt thực một phần, người xem không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ mắt thích hợp, ví dụ như kính lọc Mặt trời.

Xem thêm tin tức thú vị về Khoa học – Tự nhiên tại đây.

Trích dẫn từ vietnamnet.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *