Nước mắt chảy vào khóe miệng thấy có chút mặn là do cảm xúc của con người?
Khi bạn khóc, bạn sẽ cảm nhận được vị mặn của nước mắt nếu nó chảy vào khóe miệng. Lúc còn nhỏ, một số người cứ nghĩ, vì khóc bởi chuyện buồn nên nước mắt mới có vị mặn. Vị mặn tượng trưng cho sự buồn bã, tiếc thương, đau lòng,… Nhưng thực ra, vị mặn của nước mắt không nằm ở cảm xúc của chúng ta. Bởi nước mắt của niềm vui có có vị tương tự như vậy. Vậy thì tại sao nước mắt con người lại có vị mặn?
Trong mắt luôn có nước?
Thực ra, trong mắt chúng ta lúc nào cũng phải ẩm ướt. Điều này là để khi chớp mắt, ta sẽ không bị ma sát mà làm đau mí mắt. Đồng thời giữ cho đôi mắt của bạn không bị khô.
Khám phá thành phần của nước mắt cơ bản
Trong nước mắt có các thành phần chính sau đây: Kali; Natri; Immunoglobulin; Mucin: Lipit,… Cùng với một số chất chống lão hóa như urate và ascorbate. Những thành phần này làm cho đôi mắt khỏe mạnh. Chúng có thể kháng khuẩn, loại bỏ bụi bay vào mắt. Từ đó bảo vệ cho đôi mắt của chúng ta khỏi tác nhân gây hại. Đây là nước mắt loại cơ bản.
Nước mắt phản xạ
Còn một loại nước mắt nữa mà khoa học gọi nó là nước mắt phản xạ. Và như tên gọi của nó, chúng hình thành để đáp ứng với một kích thích mạnh từ bên ngoài. Khi bụi bay vào mắt bạn chẳng hạn, những giọt nước mắt phản xạ này sẽ lặp tức tuôn ra.
Các chất kích thích có thể kích hoạt nước mắt phản xạ như vậy cũng có thể làm điều tương tự thông qua màng nhầy, mũi hoặc miệng, tất cả đều được liên kết với cùng một cơ chế phòng thủ của nước mắt để làm sạch nhanh chóng.
Nước mắt cảm xúc
Loại nước mắt cuối cùng được gọi là nước mắt cảm xúc. Nó được tạo ra do tác động của các cảm xúc mãnh liệt như hạnh phúc, đau buồn, kiệt sức v.v…
Thật thú vị, con đường mà những giọt nước mắt cảm xúc như vậy được tạo ra có đôi chút khác biệt, nó được điều khiển bởi hệ thống vỏ não, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm, giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích hoạt tuyến lệ để tạo ra nước mắt! Thành phần của loại nước mắt này cũng có sự khác biệt so với 2 loại nước mắt còn lại. Nó có nồng độ hormone dựa trên protein cao hơn nhiều, và bao gồm cả leucine-enkephalin – một chất giảm đau nhẹ.
Vì sao có vị mặn?
Tại sao nước mắt có vị mặn, câu trả lời khá đơn giản và chính xác. Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.
Muối này không phải do ai cho vào mà chính cơ thể chúng ta tạo ra. Hay nói đơn giản hơn, muối có ở khắp mọi nơi trong cơ thể ta, trong máu, dịch thể, các bộ phận đều có sự xuất hiện của muối.
Vì thế không chỉ có nước mắt mới mặn thôi đâu mà ngay cả mồ hôi, nước bọt hay nước tiểu của ta cũng có vị mặn vì ẩn chứa muối trong đó.
Khi bạn thè lưỡi và nếm một chút muối trong nước mắt, điều đó chứng tỏ cảm giác vị giác của chúng ta thực sự nhạy cảm như thế nào. Khoảng 98% nước mắt được làm từ nước tinh khiết, trong khi 2% còn lại chứa tất cả các chất và hợp chất khác mà chúng tôi đã giải thích ở trên.
Tuy nhiên, ngay cả với mức độ mặn thấp như vậy, nước mắt của bạn cũng gây khó chịu cho sự phát triển của vi khuẩn. Nước mắt của bạn được sử dụng thường xuyên nhất như một phần mở rộng của hệ thống miễn dịch, vì vậy sự hiện diện của nước mắt có ý nghĩa rất quan trọng.
Con người quả thật rất thú vị
Ngoài ra, con người cũng là một loài động vật khá “mặn” – bên trong chúng ta luôn chứa khoảng hơn 200 gam muối – nên cũng không quá bất ngờ khi nước mắt, một thứ chất lỏng rất tự nhiên của chúng ta cũng có vị mặn nhất định.
Ngay cả những điều đơn giản nhất như bạn chảy nước mắt vì hành cũng đã kể lại một câu chuyện thật tuyệt vời về sự tiến hóa của loài người.
Tùy từng trường hợp mà cơ thể bạn sẽ “bật” công tắc” để sử dụng loại nước mắt phù hợp giúp chăm sóc mắt tốt hơn. Khóc đôi khi không phải là xấu bởi chúng giúp bạn đẩy dị vật ra khỏi mắt hay nhiều nghiên cứu chỉ ra nước mắt chứa một hàm lượng enkephalin endorphin và chất giảm đau tự nhiên – giúp bạn lấy lại được cân bằng cảm xúc một cách tốt hơn.
Xem thêm tin tức thú vị về Khoa học – Tự nhiên tại đây.
Trích dẫn từ matsaigon.com
Hồng Minh