Tìm ra vật dụng trong nhà bạn còn nhiều vi khuẩn hơn nhà vệ sinh tới ngàn lần

648
Nhiều vi khuẩn

Có lẽ bạn thường nghĩ rằng trong nhà mình, nhà vệ sinh là nhiều vi khuẩn nhất. Nếu có suy nghĩ như vậy, bạn đang sai rồi. Thực tế, nơi trú ngụ nhiều vi khuẩn nhất chính là ở miếng rửa chén. Mặc dù nhiều người sau khi rửa chén sẽ rửa sạch miếng rửa chén rồi treo lên cho khô. Việc làm này có thể phần nào giúp người đó yên tâm về việc loại bỏ vi khuẩn. Nhưng tất nhiên là không thể triệt để được. Hãy cẩn thận với sức khỏe gia đình bạn với những thông tin dưới đây.

Trong bếp còn nhiều vi khuẩn hơn cả nhà vệ sinh

Nhiều vi khuẩn nhất trong gian bếp là miếng rửa chén

Một nghiên cứu về vi khuẩn trong gia đình được thực hiện bởi ông Charles Gerba. Ông là là nghiên cứu của đại học Mỹ – Đại học Arizona. Theo ông, trong gia đình, gian bếp chính là nơi có nhiều vi khuẩn nhất. Và thứ trú ngụ nhiều vi khuẩn bậc nhất chính là những miếng rửa chén. Và kết quả nghiên cứu sẽ làm nhiều người “rùng mình”.

Miếng rửa chén chứa nhiều vi khuẩn nhất
Miếng rửa chén chứa nhiều vi khuẩn nhất

Theo đó, mật độ vi khuẩn trong miếng rửa chén là vô cùng đáng sợ. Cứ 2.54cm2 thì có đến chừng 10 triệu vi khuẩn. Thậm chí con số này còn vượt xa cả số khi khuẩn trong bồn vệ sinh. Ở bồn cầu, cùng diện tích chỉ có khoảng 50 vi khuẩn. Mà vi khuẩn trong miếng rửa chén lại sinh sôi một cách với tốc độ ánh sáng. Chúng phát triển và phân chia mỗi 20 phút. Điều này làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp.

Một nghiên cứu vào năm 2017 cũng cho thấy, miếng rửa chén chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… Nó có thể làm con người bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa cấp.

Lọ, hủ đựng gia vị cũng có vi khuẩn

Ngoài miếng rửa bát, chai lọ đựng gia vị cũng được coi là một vật dụng có chứa nhiều vi khuẩn. Nhiều bà nội trợ có thói quen không rửa tay trước khi cầm vào các chai lọ đựng gia vị như giấm, nước tương, muối… Việc này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi trùng từ tay sang các loại chai lọ, đặc biệt là khi bạn chế biến thực phẩm sống.

Lọ đựng gia vị cũng chứa nhiều vi khuẩn
Lọ đựng gia vị cũng chứa nhiều vi khuẩn

Ngoài ra, nhiều gia đình có thói quen mua can dầu lớn để tiết kiệm chi phí. Khi sử dụng, họ sẽ chiết dầu từ can sang chai nhỏ. Tuy nhiên, chai đựng dầu gần như chẳng bao giờ được vệ sinh sạch sẽ. Lâu dần, các vết bẩn tích tụ bên ngoài và bên trong chai dầu có thể làm dầu ăn có mùi lạ. Mùi này sinh ra do quá trì oxy hóa sau khi dầu bị hỏng. Dầu ăn biến chất chứa nhiều chất độc có hại, làm tăng gánh nặng lên gan.

Đũa ăn

Đũa là vật dụng quen thuộc đối với người Việt. Tuy nhiên, rất ít người biết được rằng vật dụng này là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh. Những đôi đũa đã sử dụng quá lâu, chất lượng kém, bề mặt không trơn láng là nơi thức ăn dễ bám vào. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, vi trùng và nấm mốc sẽ phát triển ngay trên đôi đúa. Nó có thể chứa các loại vi sinh vật như salmonella, E.coli, staphylococcus, clostridium botulinum… gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy. Nấm mộc phát triển trên đũa còn có thể sinh ra độc tố aflatoxin rất độc hại, gây bệnh cho gan.

Đũa ăn
Đũa ăn

Nhiều người chủ quan cho rằng, nấm mốc ở đũa chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng. Tuy nhiên, việc này chỉ làm trôi đi lớp nấm mốc bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống sợi nấm rất lớn vẫn còn lại đã ăn sâu vào thân đũa, đồng thời chất độc cũng đã được sản sinh và tích tụ.

Bên cạnh đũa bị mốc, một số trường hợp đũa bị đổi màu khi dùng ở nhiệt độ cao và biến dạng vì va chạm cũng không nên giữ lại, đặc biệt là đũa nhựa. Vì khi đó, vật dụng này đã bị thay đổi cấu trúc và sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.

Trích dẫn từ phunutoday.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *