Túi sinh học – lựa chọn đúng đắn vì môi trường xanh

522
túi sinh học

Những chiếc túi nilon nhiều màu sắc, giúp con người chứa đựng thức ăn, vật dụng một cách thuận tiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng túi nilon khiến môi trường ô nhiễm một cách trầm trọng, Nhằm bảo vệ môi trường sạch và bảo vệ sức khoẻ con người, chị Trần Thị Diễm My cùng các thành viên Galaxy Biotech đã nghiên cứu và cho ra mắt túi bảo quản sinh học.

túi sinh học

Tình trạng sử dụng túi không phân hủy của nước ta

Để đáp ứng nhu cầu đựng và di chuyển dễ dàng, Việt Nam đã chọn túi nhựa. Với vị trí là một trong các quốc gia sản xuất rau quả nhiều nhất thế giới. Thì việc sử dụng túi nilon để đựng rau củ đã quá quen thuộc với Việt Nam. Những năm gần đây, các nhà sản xuất và người tiêu dùng đã nhận thấy một thực trạng nghiêm trọng. Đó là lượng túi không phân huỷ ồ ạt thải ra môi trường. Các túi này có đặc điểm đó là rẻ, nhưng lại giữ thực phẩm rau củ không lâu và khó phân huỷ. 

Nhận thấy nguy cơ ô nhiễm môi trường, các thành viên Galaxy Biotech đã chung tay  sáng chế ra loại túi sinh học. Túi này được biết là loại túi biết thở.  “Túi biết thở của chúng mình có ý tưởng từ thời COVID-19. Khi đó, sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm bị hư hỏng nhiều. Vậy nên chúng mình nghĩ ra giải pháp bảo quản rau quả tươi lâu hơn, và giúp giảm thải rác thải nhựa”, chị Trần Thị Diễm My, CEO Galaxy Biotech cho biết.

Túi bảo quản sinh học –  “túi biết thở”

túi sinh học

Túi bảo quản sinh học, hay còn gọi là “túi biết thở”. Chúng được làm từ nguyên liệu chính là tinh bột sắn mì công nghiệp Việt Nam kết hợp với việc sử dụng nano trong cấu thành vật liệu. Nhờ đặc tính màng thấm khí giúp đẩy khí ethylen và nhiệt độ sinh ra trong quá trình hô hấp của rau quả. Độ ẩm trong túi được cân bằng, giúp giữ độ tươi ngon, vitamin và các chất dinh dưỡng của rau quả sau thu hoạch. Từ đó,  giúp rau quả tươi lâu hơn từ 10 – 20 ngày so với sử dụng túi nhựa.

Đặc biệt, sau khi sử dụng, “túi biết thở” sẽ phân hủy sinh học trong 6 tháng tới 2 năm trong môi trường đất. Hoàn toàn không gây hại cho cây trồng, giúp môi trường xanh sạch hơn.

“Lớp màng của túi dù không thấm nước nhưng lại cho không khí xuyên qua, có thể giúp rau củ, trái cây tươi lâu hơn. Do đó, sản phẩm rất phù hợp với việc xuất khẩu cũng như phân phối nông sản”; chị My nói. 

Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, giúp bảo quản thực phẩm thì “túi biết thở” cũng giúp nâng cao giá trị cây sắn mì Việt Nam. Biến cây sắn mì; từ một cây trồng bình thường được nâng cao giá trị kinh tế. Trở thành một sản phẩm giá trị gia tăng cao giúp đưa nông sản Việt Nam đi khắp thế giới.

Nhu cầu thị trường về sản phẩm bao bì bảo quản

Dù chỉ mới đưa ra thị trường trong thời gian ngắn nhưng nhiều khách hàng khi được giới thiệu đều tìm đến các gian hàng trưng bày tại các kỳ hội chợ; techmart; phiên chợ nông sản để quan tâm; tìm hiểu kỹ về sản phẩm. Điều này đã cho thấy nhu cầu thị trường về sản phẩm bao bì bảo quản (đặc biệt là thực phẩm an toàn) rất cao.

Được biết, bên cạnh “túi biết thở” bảo quản rau quả; nhóm cũng đang nghiên cứu phát triển thêm dòng túi chuyên dùng để bảo quản thịt; các loại hải sản. “Bên mình đang nghiên cứu một số sản phẩm mới để giúp bảo quản thịt và hải sản lâu hơn và giúp hạn chế phát sinh vi khuẩn khi trữ hải sản trong thời gian dài”; chị My chia sẻ. 

Hãy chung tay hạn chế sử dụng túi nilon, túi nhựa. Mà thay vào đó là sử dụng túi bảo quản sinh học để bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm.

Trích dẫn từ laodong.vn

Hồng Minh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *