Xem lại ngay thói quen nấu ăn bằng đường tinh luyện

744
Đường tinh luyện

Dù đã được cảnh báo rất nhiều, đường tinh luyện vẫn được sử dụng đáng kể trong nấu ăn. Nhiều gia đình không thể từ bỏ được thói quen dùng đường tinh luyện nữa rồi. Đặc biệt là ở khu vực miền Nam khi vốn đã thích ăn ngọt. Cả đường nâu, đường trắng và đường tinh luyện đều xuất phát từ cội nguồn chung là cây mía. Một số có thể được chế biến tử củ cải đường. Nhưng vì sao chuyên gia lại khuyên cần hạn chế sử dụng đường tinh luyện?

Đường tinh luyện được hình thành như thế nào?

Trong số các loại đường, dễ sản xuất nhất chính là đường nâu. Người ta thường dùng củ cải đường hay mía để sản xuất đường nâu. Sau đó họ ép rồi lọc loại bỏ bã. Phần dung dịch thu hoạch được sẽ được nung nấu để cô đặc lại trở thành đường nâu.

Tiếp tục, đường nâu sẽ được tẩy trắng, thanh lọc. Sản phẩm tạo thành được gọi là đường trắng. Và đường trắng sẽ trở thành nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất đường tinh luyện. Đường tinh luyện có màu trong suốt bắt mắt hơn. Chúng được chia thành các loại khác nhau. Có thể là đường hạt nhỏ, đường hạt to.

Đường tinh luyện
Đường tinh luyện màu trắng trong

Đường nâu có vị mật mía đặc trưng thường được dùng để nấu chè, hầm các loại đậu, làm bánh. Trong khi đó, đường trắng không ngọt bằng đường nâu nhưng độ tinh khiết tương đối cao, hương vị thuần khiết. Đường tinh luyện có vị ngọt hơn và cũng được sử dụng trong nhiều món ăn.

Vì sao cần hạn chế sử dụng đường tinh luyện?

Đường tuy mang lại hương vị ngọt ngào nhưng sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, đường được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng nên cũng dễ gây béo.

Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế sử dụng đường các loại. Nguyên nhân là do đường tinh luyện chứa hàm lượng đường cao hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn. 100g đường này với 99,3% đường, tương đương với 397kcal. Trong khi đó, 100 g đường cát/đường nâu chứa 94,6% là đường và tạo ra 383 Kcal.

cần hạn chế sử dụng đường tinh luyện
Cần hạn chế sử dụng đường tinh luyện

Nếu phải sử dụng đường trong chế biến thực phẩm, tốt nhất nên dùng đường nâu, mật ong… để thay thế cho đường. Mật ong chỉ chứa 81,3% đường, 0,4 g đạm và 327 Kcal.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường tự do (đường đơn và đường đôi) không nên quá 10% năng lượng ăn vào trong một ngày (lý tưởng là dưới 5%). Mức này tương đương với 25-50 g đường tự do/ngày với người lớn và dưới 12-25 g đường/ngày với trẻ em.

Hậu quả kinh khủng nhất của việc tiêu thụ nhiều đường

Quá nhiều đường có thể rút ngắn tuổi thọ

Cần phân biệt rõ: Thỉnh thoảng ăn ngọt một lần thì không sao. Nhưng nếu thường xuyên ăn ngọt hằng ngày sẽ tác hại xấu đến sức khỏe.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Mỹ cho thấy uống 500 ml nước ngọt mỗi ngày sẽ dẫn đến lão hóa tế bào tương đương 4 năm rưỡi, bằng với hút thuốc lá và sự lão hóa tế bào này trước hết dẫn đến rút ngắn tuổi thọ, theo The Healthy.

Ăn quá nhiều đường có thể rút ngắn tuổi thọ
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể rút ngắn tuổi thọ

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một người, nếu có lượng đường trong máu cao, có thể đã đang trên đường tiến triển đến bệnh tiểu đường loại 2, tiến sĩ Ed Saltzman (Đại học Tufts, Mỹ), cho biết. Việc kháng insulin đòi hỏi tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Theo thời gian, tuyến tụy có thể trở nên quá tải do việc sản xuất insulin quá mức này và không còn khả năng tiết đủ insulin. Khi đó, sẽ phát bệnh tiểu đường loại 2.

Trích dẫn từ phunutoday.vn

Hồng Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *