Đi tìm nguồn gốc của bức tượng Chú bé đứng tè – biểu tượng nước Bỉ
Chú bé đứng tè – biểu tượng nước Bỉ nổi tiếng thế giới. Cho đến ngày nay, bức tượng vẫn chưa rõ nguồn gốc. Có nhiều giả thuyết xoay quanh bức tượng này.
Chú bé đứng tè – biểu tượng nước Bỉ
Nhắc đến nước Bỉ, người ta nhớ ngay đến bức tượng cậu bé đứng tè nổi tiếng ở góc phố Rue de l’Etuve Rue des Grands Carmes tại thủ đô Brussels. Bức tượng này có tên gọi là Manneken Pis, được xem là biểu tượng văn hóa của quốc gia này.
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là nỗ lực để tìm kiếm thông tin về nguồn gốc của biểu tượng này thực sự rất khó và câu chuyện về Manneken Pis đã từng được cho là một bí ẩn. Tuy nhiên, phần cuối của bài viết này sẽ hé lộ cho bạn sự thật về chú bé.
Vị trí của bức tượng Manneken Pis nằm kề bên bảo tàng Atomium, trên đường Rue de l’ Etuve 31 (Lievevrouwbroersstraat 31, 1000 Brussels, Bỉ). Đối lập với những công trình kiến trúc đồ xộ, tượng đài với hình hài một chú bé đang đứng tiểu chỉ cao 61 cm.
Manneken Pis được thiết kế bởi nhà điêu khắc vĩ đại Jérome Duquesnoy, ban đầu được làm bằng đá với chiều cao 50 cm vào năm 1619. Về sau, bức tượng được đúc lại bằng đồng, cao 61 cm năm 1817.
Mặc dù nổi tiếng suốt hàng trăm năm qua, nhưng đến nay chưa ai biết chính xác bức tượng được lấy cảm hứng từ đâu. Có rất nhiều giai thoại truyền miệng về Manneken Pis, từ câu chuyện nhuốm màu cổ tích cho đến thực tế; tuy nhiên chưa có tài liệu sử nào xác nhận.
Nguồn gốc bức tượng
Bức tượng dĩ nhiên không thể được coi là một kiệt tác nghệ thuật. Nhưng cách mà người dân địa phương lưu truyền các truyền thuyết về nó. Cũng như những dịp lễ hội với sự góp mặt của tượng đã khiến mọi người cảm thấy vô cùng thích thú.
Dị bản được lưu truyền
Theo Wikipedia, ít nhất có 5 dị bản về nguồn gốc của bức tượng này. Trong đó nổi tiếng nhất là truyền thuyết về Công tước Godfrey 3. Lãnh chúa 2 tuổi của Leuven. Năm 1142, quân đội của Godfrey giành chiến thắng trong trận chiến chống lại kẻ thù Berthouts – lãnh chúa của Grimbergen. Sau chiến thắng, Godfrey đã đi tiểu lên những kẻ thua trận.
Một giai thoại khác kể lại vào thế kỷ 14, Brussels bị bao vây bởi các thế lực nước ngoài. Quân xâm lược cho đặt chất nổ ở các bức tượng quanh thành phố. Một cậu bé tên Julianske vô tình nghe lén được kế hoạch của địch. Bé đã tè lên dây dẫn cháy và cứu được cả thành phố.
Trong một số tài liệu sử của Bỉ và Tây Ban Nha thì sự kiện này là có thật. Nhiều hồ sơ lịch sử của 2 quốc gia đều ghi rõ quá trình Tây Ban Nha sang tấn công Bỉ. Quá trình rút quân và việc một cậu bé Bỉ đã làm tắt kíp nổ. Có vẻ như cậu bé anh hùng cứu cả thành phố Brussels đã được người dân tưởng nhớ bằng cách tạc tượng.
Đứa trẻ bị lạc
Lại có những câu chuyện khác về việc cha, mẹ lạc mất con. Có một cậu bé đi lạc khỏi mẹ khi đang mua sắm ở trung tâm thành phố. Người mẹ hoảng loạn. Đã nhờ mọi người giúp đỡ tìm lại con mình.
Trong đó có cả thị trưởng thành phố. Một cuộc tìm kiếm toàn thành phố bắt đầu. Và cuối cùng người ta tìm thấy đứa bé đang đứng tiểu ở một góc phố nhỏ. Để tỏ lòng biết ơn với người dân địa phương, vị thương gia này đã cho đúc tượng như một món quà tri ân.
Do phù thủy hóa phép Chú bé đứng tè
Theo một câu chuyện đậm màu sắc cổ tích, Manneken Pis dựa trên câu chuyện về một cậu bé đi tè trước cửa nhà một phù thủy và bị biến thành tượng. Tượng của cậu bé đứng đó cho tới tận ngày nay.
Như vậy, có khá nhiều truyền thuyết xoay quanh bức tượng Chú bé đứng tè. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Theo VNN