Phó thủ tướng quyết tâm xây dựng thuỷ điện mà vẫn bảo vệ môi trường

498
Thủy điện

Cuộc sống càng hiện đại, công nghệ sử dụng phổ biến thì điện lại càng cấp thiết hơn nữa. Một trong những cách tạo ra điện đó là thuỷ điện. Tuy nhiên, để phục vụ cuộc sống nhưng vẫn bảo vệ môi trường sống. Thì việc xây dựng thuỷ điện cần được cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng trước khi triển khai.

Trước khi xây dựng thủy điện phải tính toán kĩ

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trước khi xây dựng thuỷ điện cần phải tính toán kỹ. Để không gây ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người dân.

Trong Hội nghị Tổng kết công 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)  sáng 12.1, ông Trịnh Đình Dũng đã có lời khen ngợi cho những nỗ lực của EVN ở năm vừa qua. EVN  đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều phối, cung cấp đủ điện. Giúp đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân, cũng như phát triển nền kinh tế- xã hội.

Nhược điểm của thủy điện

Theo Ông Trịnh Đình Dũng, việc triển khai các dự án thuỷ điện cần đảm bảo hạn chế các nhược điểm của thuỷ điện đối với môi trường. Khi làm thuỷ điện cần đảm bảo bảo tuyệt đối không phá huỷ môi trường. Cũng như không gây lũ lụt, sạt lỡ, làm ảnh hưởng cuộc sống người dân. 

Vừa qua, EVN đầu tư các nhà máy nguồn điện lớn. Thời gian tới sẽ khởi công nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, cấp giấy phép đầu tư thực hiện nhà máy Quảng Trạch 2. “Đây đều là những dự án tỉ đô, vô cùng lớn và rất quan trọng của ngành điện”.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, ngành điện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến hệ thống pháp luật; đặc biệt là các cơ chế, chính sách cho phát triển ngành điện còn nhiều bất cập. 

Thủy điện là nguồn tài nguyên quý giá

Thủy điện

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện các nguồn nhiên liệu sơ cấp truyền thống trong nước ngày càng cạn kiệt (than, thuỷ điện, khí tự nhiên…) trong khi nhu cầu phát triển nguồn điện ngày càng lớn. Thuỷ điện có khoảng 28.000MW tiềm năng, nhưng chúng ta đã khai thác được 20.000 MW rồi. 

“Đây là nguồn tài nguyên rất quý giá, các nước trên thế giới người ta quý từng giọt nước để làm thuỷ điện. Chúng ta phải tính toán làm sao đảm bảo phát triển thuỷ điện, nhưng tuyệt đối không phá huỷ môi trường, không tạo ra lũ lụt, sạt lở đất, làm ảnh hưởng đến người dân

Bên cạnh đó, còn nhiều dự án nguồn điện lớn chậm tiến độ. Từ đó ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh năng lượng. Việc phân bổ nguồn điện và phụ tải còn lệch pha giữa các vùng, miền cần phải tập trung khắc phục trong thời gian tới”, ông nói.

Yêu cầu hoàn thành Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng trong năm 2021, EVN tham mưu, phối hợp với Bộ Công Thương để thực hiện hoàn thành quy hoạch điện VIII:

  • Vận hành an toàn; ổn định và tối ưu hệ thống điện quốc gia để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước;
  • Đầu tư phát triển nguồn điện và lưới điện đồng bộ theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt; Thực hiện thị trường hóa giá điện nhằm đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện;
  • Thực hiện tái cơ cấu; tiếp tục quá trình phát triển thị trường điện lực theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đảm bảo đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào vận hành chính thức từ năm 2023. 
  • Thực hiện các giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động; thu hẹp, tiến tới đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực về năng suất lao động.
  • Tăng cường công tác sử dụng điện tiết kiệm; hiệu quả để bảo vệ môi trường; phát triển bền vững. Đảm bảo đời sống; việc làm của người lao động ngành điện; xây dựng cơ chế tiền lương và thu nhập của lao động ngành điện; chế độ đãi ngộ nhân tài phù hợp quy định của nhà nước.

Xây dựng thuỷ điện là việc làm cần thiết để phục vụ sản xuất; đời sống; kinh doanh.Tuy nhiên, cần cân nhắc và đảm bảo môi trường sẽ được đảm bảo khỏi các mặt hại nếu xây dựng thuỷ điện.

Trích dẫn từ laodong.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *